Hệ thống quản lý bệnh án điện tử - FPT.EMR, Sản phẩm Top 10 Giải pháp số xuất sắc năm 2021 phục vụ chuyển đổi số lĩnh vực y tế

25/11/2022
“Hệ thống quản lý bệnh án điện tử - FPT.EMR” được FPT IS xây dựng dựa trên kinh nghiệm hơn 22 năm đồng hành cùng 300 bệnh viện và 20 Sở Y tế trên cả nước từng bước xây dựng các hệ thống y tế thông minh. Đồng thời, đây cũng là giải pháp thể hiện năng lực và sự đồng hành của FPT IS cùng các cơ sở khám/chữa bệnh trong việc thực hiện Thông tư số 46/2018/TT-BYT của Bộ Y tế.

Theo đó, Thông tư số 46/2018/TT-BYT yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động triển khai bệnh án điện tử trước ngày 31/12/2030. Việc triển khai bệnh án điện tử là bước đột phá quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số của ngành Y tế.

FPT.EMR được coi là phiên bản số của hồ sơ bệnh án (HSBA), giúp các cơ sở y tế quản lý toàn bộ thông tin điều trị của người bệnh trên cùng một hệ thống, hướng tới mô hình bệnh viện không giấy tờ, bệnh viện thông minh.

Được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay, FPT.EMR là giải pháp số hóa HSBA, hướng tới mô hình bệnh viện thông minh, không giấy tờ, phục vụ nhu cầu tra cứu, khám/chữa bệnh của người dân và nhu cầu quản lý tại các cơ sở y tế, góp phần xây dựng hệ thống Y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế.

Là một phần mềm nằm trong hệ sinh thái quản lý bệnh viện thông minh - FPT.eHospital 2.0+ của FPT IS, nên so với các giải pháp độc lập trên thị trường, FPT.EMR dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác tại các bệnh viện như hệ thống thông tin bệnh viện (HIS), hệ thống xét nghiệm (LIS), hệ thống chẩn đoán hình ảnh (RIS/PACS) …

Các đặc điểm nổi trội của FPT.EMR có thể kể đến gồm:

- Đáp ứng yêu cầu của Thông tư 46/2018/TT-BYT về Quy định HSBA điện tử, và mức cao nhất theo Thông tư 54/2017/TT-BYT ban hành bộ tiêu chí ứng dụng CNTT tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Tuân thủ theo các chuẩn quốc tế như HL7 CDA (Clinic Document Architecture), HL7 FHIR (Fast Healthcare Interoperability Resources), DICOM (The Digital Imaging and Communications in Medicine), ICD 10 (International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problem).

- Quản lý HSBA, vòng đời HSBA và quy trình khai thác HSBA một cách khoa học, bảo mật, ngăn chặn việc truy cập trái phép với đầy đủ tính năng truy vết truy cập HSBA.

- Tự động hoá quy trình và đồng bộ thông tin xuyên suốt tất cả mảng hoạt động như Quản lý hồ sơ, Quản lý chữ ký điện tử, Quản lý người dùng, Quản lý truy cập, Quản lý danh mục, Quản lý tích hợp…, hỗ trợ nhân viên y tế thực hiện các nghiệp vụ nhanh chóng, thuận tiện, hạn chế tối đa sai sót, trùng lặp, đồng thời nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân.

- Đảm bảo tính đồng bộ và liên tục: khi có cập nhật thông tin trên HSBA, HSBA sẽ được cập nhật lại lên hệ thống FPT.EMR và tăng phiên bản lên +1, đồng thời lưu lại phiên bản cũ.

- Cơ sở dữ liệu tập trung, nhất quán, có khả năng lưu trữ lớn, an toàn bảo mật cao. Có chức năng đồng bộ hai chiều dữ liệu HSBA điện tử giữa bệnh viện và trung tâm dữ liệu dự phòng.

Bên cạnh đó, so với một số giải pháp khác, FPT.EMR có chức năng Dashboard hỗ trợ người dùng xem báo cáo trực quan của hệ thống. Giải pháp cũng được thiết kế tối ưu trên nhiều nền tảng, giúp người dùng chủ động hơn trong việc sử dụng, có thể truy cập hệ thống mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi đang di chuyển, từ đó hỗ trợ đắc lực công tác quản lý, khai thác HSBA cũng như công tác khám/chữa bệnh tại giường. Không những thế, FPT.EMR còn cho phép xem HSBA một cách linh hoạt từ file .xml theo định dạng HL7 CDA, tùy chỉnh xem thông tin theo mục đích mà vẫn đảm bảo được tính nhất quán của hồ sơ.

Đến nay, FPT.EMR đang được triển khai cho hơn 50 bệnh viện trên toàn quốc, bao gồm các bệnh viện từ tuyến tỉnh/thành phố cho tới tuyến quận/huyện, từ các bệnh viện/chuỗi bệnh viện đa khoa tới chuyên khoa khoa, từ bệnh viện công tới bệnh viện tư nhân. Trong đó có 5 bệnh viện đã được Bộ Y tế kiểm tra, đánh giá và công nhận triển khai bệnh án điện tử.

Một số bệnh viện đang triển khai FPT.EMR có thể kể đến như: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng, Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Bệnh viện Quốc tế Sản Nhi Hải Phòng, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng - Vĩnh Bảo, Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ (Tập đoàn y khoa lớn nhất Việt Nam), Bệnh viện đa khoa MEDLATEC, Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn…,Cụ thể một số trường hợp đã triển khai như sau:

Case study 1:

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng là bệnh viện đầu tiên trên cả nước được Bộ Y tế kiểm tra, đánh giá và công nhận triển khai bệnh án điện tử.

Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng khám và điều trị cho từ 1.000-1.200 bệnh nhân. Do đó, trước khi triển khai FPT.EMR, mỗi ngày bệnh viện sẽ cần lưu trữ từ 1.000-1.200 bệnh án giấy – một khối lượng giấy tờ không nhỏ.

Sau khi triển khai FPT.EMR vào năm 2019, bệnh viện không chi cắt giảm hoàn toàn số giấy tờ phải lưu trữ trên, mà còn xóa bỏ nhiều quy trình rườm rà mà đội ngũ nhân viên và bệnh nhân phải thực hiện trong quá trình khám/chữa bệnh. Nhờ việc số hóa toàn bộ quy trình quản lý HSBA, các thủ tục khám/chữa bệnh và thanh toán tại bệnh viện cũng được triển khai nhanh hơn trước.

Hệ thống bệnh án điện tử giúp kết nối dữ liệu người bệnh giữa các khoa/phòng một cách nhanh chóng nên việc chẩn đoán và phối hợp điều trị giữa các bác sĩ được hiệu quả hơn, đồng thời tránh được các chỉ định lâm sàng trùng lặp. Thông tin về tất cả các lần khám/chữa bệnh của bệnh nhân đều được số hóa, lưu trữ một cách khoa học, bao gồm cả đơn thuộc điện tử, từ đó góp phần giảm thiểu sai sót y khoa.

Bệnh viện hiện đã xóa bỏ hoàn toàn bệnh án giấy, hướng đến mô hình bệnh viện không giấy tờ, bệnh viện thông minh. Với việc triển khai bệnh án điện tử một cách toàn diện và hiệu quả, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng được đánh giá đạt mức 7 - mức cao nhất về ứng dụng CNTT tại các cơ sở khám/chữa bệnh theo quy định tại Thông tư 54 ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế, đồng thời hiện là một trong những mô hình về bệnh án điện tử được Bộ Y tế đánh giá cao.

Theo bác sĩ Nguyễn Đức Trí – Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng, thông qua một chiếc máy tính bảng mỗi khi thăm khám cho người bệnh, bác sĩ có thể xem danh sách bệnh nhân, tra cứu, cập nhật thông tin điều trị của người bệnh, chỉ định nhanh và dễ dàng, từ đó nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị. Bên cạnh đó, việc giảm được nhiều thời gian làm việc giấy tờ giúp bác sĩ có thêm nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc bệnh nhân.

Theo TS. Nguyễn Thanh Hồi – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng, Ban lãnh đạo bệnh viện đã vào cuộc quyết liệt để có thể triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy. Các nhân viên y tế tại bệnh viện đã chuyển từ việc ghi thông tin, nhận xét trên giấy sang máy tính và thiết bị di động, chuyển từ lưu trữ tại kho sang lưu trữ trên máy tính. Việc triển khai thành công và hiệu quả bệnh án điện tử góp phần giúp bệnh viện từng bước trở thành bệnh viện thông minh, mang lại lợi ích lớn cho người bệnh mỗi khi đến bệnh viện khám/chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.

Case study 2: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh hiện quản lý hơn 132.000 HSBA trên hệ thống FPT.EMR. Bệnh viện đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam chấp nhận thẩm định bệnh án trực tuyến. Vào thời điểm Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu mượn hơn 2.000 hồ sơ, thao tác duyệt và cấp quyền truy cập thẩm định HSBA chỉ diễn ra trong chưa đầy 1 phút.

Case study 3: Tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh, theo bác sĩ Nguyễn Hồng Trường - Giám đốc bệnh viện, FPT.EMR giúp việc theo dõi thông tin bệnh nhân chính xác hơn, và người dân tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh hơn. Đồng thời phục vụ hiệu quả cho cơ quan quản lý trong việc xây dựng chính sách, mang lại lợi ích thiết thực.

Song song với việc đồng hành cùng các cơ sở y tế trong nước triển khai bệnh án điện tử, và thực hiện Thông tư số 46/2018/TT-BYT của Bộ Y tế, FPT IS cũng đang lên kế hoạch để đưa hệ sinh thái quản lý bệnh viện thông minh FPT.eHospital 2.0+ (trong đó có FPT.EMR) đến các nước thuộc khối ASEAN như Singapore, Lào, Campuchia, Myanmar, Philippines, Brunei và các nước khác trong khu vực như Bangladesh, Nhật Bản…

NTHUNG

Tin Mới